Theo kết quả nghiên cứu điều tra tại phương Tây, chỉ có khoảng 6% trẻ em ngủ chung cùng bố mẹ, Nhật Bản là 26%, còn tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em ngủ chung với bố mẹ thì chiếm đa số. Thậm chí, có nhiều trường hợp gia đình cho con ngủ cùng đến tận 6 - 9 tuổi. Nguyên do là theo quan niệm của nhiều người, trẻ nhỏ cần gần bố mẹ để được yêu thương, chăm sóc trẻ tốt hơn và gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng.
1. Lợi ích khi cho bé ngủ riêng
Tuy nhiên, trên thực tế, bé ngủ chung lâu với cha mẹ cũng
có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Trong một nghiên cứu gần đây tại Anh về
những ca đột tử ở trẻ sơ sinh, phát hiện gần 2/3 các trường hợp không giải
thích được đã xảy ra khi trẻ ngủ chung với mẹ và phần lớn có thể rơi vào trường
hợp bé bị mẹ đè lên gây ngạt thở.
Theo các chuyên gia nhận định, nên cho trẻ ngủ riêng sẽ
giúp cả mẹ và bé có được giấc ngủ sâu hơn. Điều này có lợi cho sự phát triển của
bé, là nhân tố giúp trẻ hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không
phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ. Đồng thời tránh được những ca đột tử ở trẻ sơ
sinh khi ngủ mà cha mẹ cháu không biết. Ngủ riêng sớm sẽ giúp làm tăng tính tự lập và tự tin cho trẻ, đồng thời còn giúp cha mẹ có cuộc sống riêng tư duy trì hạnh phúc.
2. Khi nào
nên cho trẻ ngủ riêng?
Theo các
chuyên gia, để có sự phát triển toàn diện nhất và trẻ sơ sinh mạnh
khỏe thì nên để bé ngủ trong lòng mẹ trong 3 tuần đầu tiên mới chào đời. Sau
đó, khoảng thời gian hợp lý nhất để dạy trẻ ngủ riêng là từ khi bé được 4 - 6
tuần tuổi. Cha mẹ nên tập cho bé làm quen với việc ngủ một mình ở trong nôi để
bé có thể tự lập sớm. Lưu ý là nôi cần phải đặt ở nơi bạn cảm thấy an toàn, nằm
trong vòng kiểm soát của mình. Nên sử dụng loại nôi gỗ tự động đa
năng có chế độ đưa ru tự động giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng khi
bé thức giấc bất chợt.
>>>>
Bạn có muốn tham khảo các mẫu Nôi tự động đa năng đang thịnh
hành cho bé hiện nay
3. Những trường hợp không nên để trẻ ngủ riêng
- Điều kiện sức
khỏe của bé: Nếu như bé của bạn sinh ra đã có thể trạng yếu ớt, có thể mang một
số bệnh nguy hiểm, đòi hỏi cần có sự chăm sóc toàn diện của cha mẹ theo yêu cầu
của bác sĩ thì bạn không nên để trẻ ngủ riêng quá sớm. Muốn tập cho trẻ ngủ
riêng, trước hết cần xem xét điều kiện sức khỏe của bé có thể đảm bảo để tự lập
ngay từ nhỏ được không.
- Tâm lý của
bé chưa sẵn sàng: Nhiều cha mẹ cố gắng bắt ép trẻ ngủ ở phòng khác trong khi bé
đã quen với việc nằm chung với bố mẹ. Chính vì vậy, bạn nên cần chuẩn bị sẵn
tâm lý cho trẻ, giải thích cho trẻ về việc cần phải ngủ riêng trước khi bắt đầu
thực hiện. Tránh để trẻ vòi vĩnh, bướng bỉnh, không chịu nghe lời, bản thân bạn
cũng sẽ thấy mệt mỏi, bất lực và khó có thể kiên trì trong việc tập cho
bé ngủ riêng.
- Điều kiện
ngủ riêng chưa phù hợp: Nhiều gia đình vì nhiều lý do khác nhau mà không đảm bảo
được một không gian thực sự thoải mái, an toàn và hữu dụng cho việc trẻ có thể
ngủ riêng. Nếu bạn nhận thấy chưa đủ các điều kiện thích hợp thì tránh việc cho
bé ngủ riêng sớm.
Như vậy, có
thể thấy để cho bé ngủ riêng, độc lập trong giấc ngủ là điều nên làm. Mỗi em bé
đều phải ngủ độc lập, tuy nhiên thời điểm cũng như cách thức cho từng bé lại
riêng biệt. Chính vì vậy, cha mẹ nên biết thế nào là phù hợp nhất cho con mình
để có thể ngủ riêng, hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
>>>>
Tham khảo nhanh Top 5 nôi xách tay cho bé sơ sinh hợp
thời trang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét